Tìm việc
+400K

Lượt truy cập / Tuần

+200K

Nhà tuyển dụng

+3000K

Đơn hàng

10

Quốc gia

xuất khẩu lao động đi mỹ

xuất khẩu lao động đi mỹ
7.0 trên 10 được 6 bình chọn

Đăng ký tư vấn xuất khẩu lao động đi mỹ hôm nay để nhận đơn hàng XKLĐ mới nhất !

dang-ky-tu-van

Quyền lợi pháp lý khi XKLĐ

Tổ chức từ thiện và chính quyền thành phố Đài Bắc tổ chức kiểm tra sức khỏe lao động nước ngoài tại quảng trường Nam Khẩu năm 2011.

Người Việt Nam đi xuất khẩu lao động thì phải tuân thủ theo đúng luật của nước ngoài và đúng luật trong nước. Quyền lợi của người lao động Việt Nam tại nước ngoài tuỳ thuộc chủ yếu vào loại đối tượng, hình thức xuất khẩu lao động và chính sách đối đãi người lao động ở nước sở tại và sự quan tâm của chính quyền trong nước.

Lao động Việt Nam khi đi tu nghiệp tại Nhật được nhận chế độ đối xử như lao động bản địa dưới dạng “tu nghiệp sinh”. Đây là một hình thức sang nước ngoài để học việc, tu nghiệp trong thời gian cho phép khoảng 3 năm.

Tại Đài Loan, khi suy thoái kinh tế diễn ra, nhiều nhân công nước ngoài bị cắt giảm. Theo luật lao động, dù không có việc làm, nhưng nếu công nhân vẫn tiếp tục ở công ty thì họ phải được hưởng lương căn bản hàng tháng. Nhưng hầu hết các công ty không áp dụng điều này đối với lao động nước ngoài. Bên cạnh đó, chính quyền vẫn tiếp tục cho lao động nước ngoài nhập cảnh, dẫn đến nhiều lao động sang chưa lâu phải sớm trở về nước.

Tại Malaysia, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động ở Malaysia còn nhiều hạn chế. Một số điều trái với luật lao động của Malaysia và trái với tiêu chuẩn lao động cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) như việc chính phủ nước này ủy quyền cho các doanh nghiệp tự kiểm soát dịch chuyển công việc của lao động nhập cư. Mặt khác, theo luật pháp Malaysia, khi người lao động gặp rủi ro, các doanh nghiệp sử dụng lao động và doanh nghiệp môi giới sẽ đền bù cho gia đình người tử nạn. Tuy nhiên, nhiều gia đình trong trường hợp này nói rằng họ chưa hề biết đến số tiền đó.

Năm 2011, Malaysia tìm kiếm nguồn lao động giúp việc gia đình từ các nước, bao gồm Việt Nam trong tình trạng các chính sách bảo vệ quyền lợi của người lao động giúp việc gia đình còn chưa đầy đủ. Do đó, người lao động nước ngoài làm giúp việc tại Malaysia dễ gặp rủi ro và ít được bảo vệ. Phương tiện báo chí đã nêu lên một số điển hình về tình trạng giữ tiền lương, hành hạ hoặc lạm dụng người lao động giúp việc.

xuất khẩu lao động đi mỹ

Xuất khẩu lao động là gì?

Xuất khẩu lao động được hiểu là việc đưa lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (gọi tắt là XKLĐ) . Đây là một hoạt động kinh tế – xã hội của Nhà nước nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động,tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho đất nước, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới.

Nhà nước ta cũng thể hiện sự quan tâm đối với hoạt động này thông qua việc khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tìm kiếm và mở rộng thị trường lao động nhằm tạo việc làm ở nước ngoài cho người lao động Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước sở tại và điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập.

Đồng thời Đảng và Nhà nước còn thể hiện sự quan tâm cụ thể trong việc chỉ đạo, thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp và các đoàn thể cũng như gia đình và bản thân người lao động trong hoạt động XKLĐ.

xuat khau lao dong

Bài viết xuất khẩu lao động đi mỹ giúp mọi người biết thông tin xuất khẩu lao động chính xác – Tìm hiểu thêm XKLĐ đi mỹ . Hotline: 0986.627.272 – 089.6161.886

Văn bản chính phủ liên quan đến XKLĐ

Ngày ngày 9 tháng 11 năm 1991, Chính phủ ban hành Nghị định 370-HĐBT về quy chế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, cho phép các tổ chức kinh tế được thành lập và cấp giấy hoạt động xuất khẩu lao động.

Năm 1995, Nghị định 370 được thay thế bằng các văn bản sau:

Nghị định 07/CP: Về việc quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Nghị định 05/CP: Về việc quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
Năm 2006, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, chính thức được Quốc hội Việt Nam khóa XI thông qua (Số 72/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006), ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007.

Năm 2007, nhiều Nghị định liên quan làm rõ và hướng dẫn điều Luật trên ra đời, bao gồm:

Nghị định 126/2007/NĐ-CP: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật
Nghị định 144/2007/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 

Ngoài ra còn một số Quyết định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quy định về tổ chức bộ máy chuyên trách xuất khẩu và bồi dưỡng kiến thức lao động sang nước ngoài; ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài.

Ở cấp độ thấp hơn là các Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều Luật và Nghị định; các Thông tư liên tịch quy định cụ thể về tiền môi giới và tiền dịch vụ; quy định việc quản lý và sử dụng tiền ký quỹ của doanh nghiệp và tiền ký quỹ của người lao động xuất khẩu; hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh; hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật liên quan.

BẠN ĐANG DỰ ĐỊNH ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Và tìm kiếm thông tin xuất khẩu lao động đi mỹ ?

IWORK EXLABOUR là hệ thống ứng dụng thông minh trí tuệ nhân tạo (AI) 4.0 hoạt động trên hai nền tảng là điện thoại thông minh và Website. iWork cũng là Công ty đầu tiên áp dụng thành công trí tuệ nhân tạo AI tại Việt Nam vào lĩnh vực ứng dụng công nghệ Xuất khẩu lao động, Du học 4.0.

Cần tư vấn thêm hãy liên hệ ngay với đội ngũ IWORK EXLABOUR nhé !

call us

Hotline: 0986.627.272 – 089.6161.886

Cách phòng tránh môi giới xuất khẩu lao động

Tốt nhất các bạn hãy tìm hiểu thông tin về xuất khẩu lao động trước, chẳng hạn bạn muốn đi XKLĐ Nhật Bản thì bạn hãy vào các trang web của các công ty làm dịch vụ, sau đó gọi điện trực tiếp cho nhân viên để được tư vấn chi tiết.

Bạn hãy hỏi tên công ty, trang web của công ty để bạn vào tham khảo. Nếu trên trang web mà chỉ có 1 hoặc 2 hoặc 3 số điện thoại hotline thì khả năng đây là văn phòng môi giới các bạn nhé. Vì nếu là công ty có giấy phép làm dịch vụ Xuất khẩu lao động thì ít nhất cũng phải có 10 nhân viên tư vấn trở lên.

Khi bạn nghi ai đó là môi giới, thì bạn cứ hỏi người ta là làm ở công ty nào, địa chỉ công ty đó ở đâu, rồi sau đó bạn bỏ ra thời gian đến trực tiếp công ty đó (nhớ là không báo trước cho họ). Sau khi đến bạn hãy hỏi trực tiếp lễ tân của công ty đó xem họ là ai.

Nếu các bạn thấy tư vấn không chi tiết, không thực tế, chẳng hạn như đi XKLĐ Nhật Bản lương rất cao, lương khoảng trên 35 triệu thì đây hoàn toàn là môi giới ( vì mức lương cơ bạn tối thiểu áp dụng cho lao động Việt ở Nhật chỉ giao động từ khoảng 22 triệu đến 30 triệu, tính theo thời điểm năm 2016).

Trên đây là một số cách nhận biết và phòng tránh môi giới xuất khẩu lao động. Nếu các bạn muốn tham gia chương trình đi XKLĐ thì các bạn hãy tìm hiểu thông tin trên mạng của một số công ty để có quyết định chính xác các bạn nhé.


xuất khẩu lao động

Các hình thức XKLĐ :

Điều 134a – Bộ luật lao động đã có quy định, XKLĐ có thể được thực hiện thông qua 4 hình thức :

Một là, thông qua cung ứng lao động theo các hợp đồng kí kết với bên nước ngoài.
Hai là, thông qua việc đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài.
Ba là, thông qua việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các dự án đầu tư ở nước ngoài.
Bốn là, các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Bộ luật lao động cũng có quy định đối với những doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm:

Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động XKLĐ.
Doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt Nam.

Tất cả các doanh nghiệp trên muốn XKLĐ thì phải được Cục quản lý lao động Nhà nước cấp giấy phép. Hiện nay trong cả nước ta có 154 doanh nghiệp có giấy phép hoạt động XKLĐ trong đó 16 doanh nghiệp chuyên doanh XKLĐ, 134 doanh nghiệp (chiếm 87%) doanh nghiệp được bổ sung chức năng XKLĐ, còn lại là doanh nghiệp tư nhân tham gia XKLĐ, trong số 154 doanh nghiệp này thì hơn 25% doanh nghiệp có giấy phép lao động được XKLĐ và tu nghiệp sinh tại Nhật và gần 20% doanh nghiệp có giấy phép tuyển lao động sang Hàn Quốc.


Xuất khẩu lao động Việt Nam

Xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài, thường gọi tắt là Xuất khẩu lao động Việt Nam, là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa, trong tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Kết quả đã đem lại nhiều thuận lợi cho đất nước. Từ khi cơ chế thay đổi năm 1991, hoạt động xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Bước sang thế kỷ XXI, có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài, nhiều nhất tại ba thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc. Tính đến 2011, Việt Nam có khoảng 500.000 lao động làm việc tại nước ngoài, trong đó 85.650 tại Đài Loan, giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan.Số liệu cập nhật mới nhất năm 2018 Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 09 năm 2018 là 13.733lao động (5.411 lao động nữ), gồm các thị trường: Đài Loan: 7.393 lao động (2.574 lao động nữ), Nhật Bản: 5.025 lao động (2.418 lao động nữ), Ả rập – Xê út: 219 lao động (200 lao động nữ), Hàn Quốc: 476 lao động (25 lao động nữ), Malaysia: 229 lao động (102 lao động nữ), Algérie: 106 lao động nam, Israel: 104 lao động (48 lao động nữ), Rumania: 91 lao động (48 lao động nữ) và các thị trường khác.

Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó diễn ra song song những vấn đề bất cập về cơ chế, chính sách, quản lý từ cả hai phía trong và ngoài nước, những hạn chế về trình độ và ý thức người lao động, tình trạng lưu trú bất hợp pháp. Ngoài ra, người lao động còn có thể đối mặt với việc bị lừa đảo, bóc lột và ngược đãi.

Hình thức

Có 5 hình thức xuất khẩu lao động sang nước ngoài:

  • Hiệp định chính phủ ký kết giữa hai nước
  • Hợp tác lao động và chuyên gia
  • Thông qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh, liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài
  • Thông qua các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ cung ứng lao động (chủ yếu)
  • Người lao động trực tiếp ký hợp đồng lao động với cá nhân, tổ chức nước ngoài.

Đối tượng liên quan

Cơ quan chính phủ và Cục Quản lý Lao động

Cục Quản lý lao Động Ngoài nước (có tên giao dịch quốc tế là Department of Overseas Labour, viết tắt là DOLAB) trực thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có các nhiệm vụ chính như thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án, đề án về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; nghiên cứu định hướng phát triển về khai thác thị trường lao động ngoài nước; tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề liên quan đến người lao động; thu, quản lý và sử dụng các nguồn thu từ hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài… Tại mỗi quốc gia có người lao động Việt Nam còn có các Ban Quản lý Lao động tại địa phương.

Doanh nghiệp tuyển dụng lao động

Các doanh nghiệp này ngoài những quốc gia phát triển, phần lớn là những quốc gia đang phát triển, có nhu cầu tuyển dụng lao động cao. Họ có thể tư vấn, tuyển dụng lao động trực tiếp tại địa phương, hiệp định ký kết giữa các chính phủ hoặc thông qua công ty môi giới.

Công ty xuất khẩu lao động

Tính đến cuối tháng 6 năm 2010, tại Việt Nam có 167 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động, trong đó có khoảng 60% doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoặc cổ phần có vốn Nhà nước chi phối. Công ty làm nhiệm vụ giới thiệu, đào tạo, thủ tục đi nước ngoài, lo nơi định cư, giấy tờ, hợp đồng lao động,… cho người lao động. Đổi lại, lao động chi trả cho công ty khoản phí gọi là phí môi giới.

Người lao động xuất khẩu

Người đi lao động xuất khẩu gồm lao động phổ thông và lao động có tay nghề. Người xuất khẩu theo dạng lao động phổ thông thường là những nông dân hay là người các tỉnh nghèo, người dân tộc, vì muốn tăng thêm thu nhập cho gia đình. Người đi lao động thường phải chịu chi phí cao trước khi xuất hành, có thể rơi vào điều kiện làm việc kham khổ, và đôi khi là nạn nhân của lừa đảo, bóc lột, buôn người.

Theo báo cáo của 10 tỉnh, thành phố được giám sát, tỷ lệ lao động có tay nghề khoảng 20-30%, chủ yếu làm lao động làm các công việc giản đơn, phổ thông ở các thị trường có thu nhập thấp. 70-80% người lao động không được tuyển dụng trực tiếp mà phải thông qua môi giới.

Với thông tin xuất khẩu lao động đi mỹ tại iworkxuatkhaulaodong.com , bạn sẽ yên tâm hơn, xkld đi mỹ thật dễ dàng với iWork Exlabour !

Nhận Tư vấn 24/7: 0986.627.272 – 089.6161.886

nhan tu van

Công ty cổ phần phát triển dịch vụ quốc tế Iwork
Địa chỉ: Khu Thương Mại A6-10 An Bình City, Khu Đô Thị Thành Phố Giao Lưu, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội

Những tổ chức trợ giúp XKLĐ

Chính phủ Việt Nam

Nhằm giải quyết những mặt khó khăn và thúc đẩy xuất khẩu lao động, tháng 9 năm 1998, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 41/CT-TƯ về xuất khẩu lao động và chuyên gia. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động không bắt người lao động phải ký quỹ quá nhiều. Năm 2008, Chính phủ phê duyệt dự án “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững tại các huyện nghèo giai đoạn 2009-2015”, kết hợp các doanh nghiệp hỗ trợ người lao động diện chính sách về phí đào tạo, ăn ở, đi lại, thủ tục làm việc ở nước ngoài cùng các chính sách tín dụng ưu đãi.

Năm 2009, Chính phủ tiếp tục thông qua dự án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020”, triển khai tại 62 huyện nghèo trong nước.

Năm 2010, tổng số lao động được vay vốn xuất khẩu lao động là gần 82.000 người với tổng số vốn cho vay đạt gần 1.700 tỷ đồng. Từ năm 2007 đến 2010, cơ quan chuyên ngành đã tiếp nhận, xử lý 1.184 khiếu nại của người lao động; thanh tra và xử lý vi phạm hành chính 119 lượt doanh nghiệp, thu hồi giấy phép của 4 doanh nghiệp.

Chính phủ nước ngoài

Chính quyền Hoa Kỳ có một số trợ giúp đối với người lao động xuất khẩu Việt Nam bị lừa đảo.

Năm 2001, tại đảo Samoa, thuộc địa của Hoa Kỳ, dưới sự kêu gọi của số tổ chức cộng đồng người Việt hải ngoại, chính quyền Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra một công ty Hàn Quốc và tuyên án chủ tịch công ty 40 năm tù về tội buôn người. Số lao động xuất khẩu Việt Nam làm việc cho công ty này thoát khỏi tình trạng bị ngược đãi, bỏ đói và không được trả lương vào khoảng 250 người, đồng thời những công nhân ở lại được giúp đỡ định cư vĩnh viễn tại Hoa Kỳ. Ngày 2 tháng 12 năm 2004, chính phủ Hoa Kỳ đã viện trợ 155.000 USD cho Tổ chức Quốc tế về Di dân (IOM) nhằm giúp công tác chống nạn buôn người và hòa nhập cộng đồng cho các nạn nhân Việt Nam còn ở lại. Những người trở về nước được đền bù số tiền rất thấp.

Năm 2011, hai công ty quốc doanh Việt Nam gồm Interserco và Vinamotors, có trụ sở tại Hà Nội, cùng hai công ty Mỹ bị người lao động xuất khẩu khởi kiện lên tòa án tại Texas, Hoa Kỳ vì tội buôn người và cưỡng ép lao động. Tờ báo The Houston Chronicle cho biết, tòa án quận Harris bang Texas đã ra phán quyết yêu cầu hai bên công ty mội giới bồi thường tổng cộng là 60 triệu đôla cùng một số điều khoản đi kèm khác cho các nạn nhân.

Tổ chức phi chính phủ

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới ở châu Á (Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia – CAMSA) là một mạng lưới phối hợp hoạt động của các tổ chức có cùng mục đích chống nạn buôn người ở châu Á và khắp nơi trên thế giới, cũng đã giúp nhiều công nhân Việt Nam tại Mã Lai.

Linh mục Peter Nguyễn Văn Hùng thành lập Văn phòng Trợ giúp Pháp lý Công nhân và Cô dâu Việt Nam tại Đài Loan ở thành phố Đào Viên vào năm 2004 để trợ giúp người Việt sống và làm việc tại Đài Loan, ông đã là người chỉ trích sự bóc lột và nhục mạ người lao động và cô dâu nước ngoài, từ năm 2004 đến 2006 đã giúp đỡ hơn 2000 người Việt thoát lao động đày ải và lạm dụng tình dục, khiến cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xếp Đài Loan vào danh sách các quốc gia cần quan tâm về nạn buôn người, và ông được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công nhận là “anh hùng đấu tranh nhằm chấm dứt chế độ nô lệ hiện đại”, cũng nhờ thế Đài Loan đã phần nào thay đổi chinh sách đối với người nước ngoài.

Công ty xuất khẩu lao động đi mỹ

GIỚI THIỆU IWORK EXLABOUR

Ngày 21 tháng 4 năm 2019, iWork Việt Nam chính thức cho ra mắt ứng dụng iWork Exlabour (Du học – Xuất khẩu lao động thông minh 4.0) sau iWork Job (Việc làm thông minh) đã khẳng định được thương hiệu vững chắc trên thị trường trong khoảng thời gian rất ngắn.

Ứng dụng iWork Exlabour ra đời sẽ giúp kết nối trực tiếp người lao động – du học sinh Việt Nam có nhu cầu sang nước ngoài học tập – làm việc tại các Châu lục và các nước như Nhật bản, Hàn quốc, Singapore, Đài loan, Anh quốc, Hoa kỳ, Úc…nhanh chóng, chính xác, minh bạch mà không phải qua trung tâm môi giới xuất khẩu lao động, tiết kiệm chi phí lên đến 50% nhờ các tính năng đặc biệt: Quét định vị phân vùng và Chat live, Live call trao đổi phỏng vấn trực tuyến thông minh, vô cùng đẳng cấp.

iwork exlabour

Ngoài sự ra mắt của iWork Exlabour, iWork Việt Nam còn phát triển ở các lĩnh vực khác như: iWork Business – (Kết nối DN Kinh doanh thông minh), iWork Edu – (Giáo dục, tuyển sinh, đào tạo thông minh), iWork Connect – (App gọi ĐT, Nhắn Tin,chat, Viết Status thông minh, giống Zalo, Facebook..), IWork House ( Nhà ở Thông Minh, giúp kết nối người cho thuê nhà & người cần thuê nhà trực tiếp với nhau), iWork Care 4.0 (Kết nối các dịch vụ chăm sóc sức khỏe – làm đẹp đến với người dùng trên khắp mọi nơi), iWork Golf 4.0 (kết nối toàn bộ hệ thống sân Golf với những Golfer trên cả nước) hoạt động duy nhất trên trên một nút chạm tại ứng dụng iWork 4.0 duy nhất.

Với phương châm :”Conect right people change your life – Kết nối đúng người, thay đổi vận mệnh”, iWork Việt Nam luôn nỗ lực đem đến những dịch vụ đẳng cấp nhất hiện nay nhằm đem đến những giá trị nhân văn cho hàng triệu người trên khắp Việt Nam và thế giới.

Là một thương hiệu trẻ, tuy nhiên iWork đã và đang là đối tác chiến lược của nhiều tổ chức, doanh nghiệp có quy mô. Điển hình như, iWork là đối tác chiến lược quan trọng của tổ chức kết nối thương mại và thành công nhất thế giới BNI với hơn 230.000 thành viên tại 79 quốc gia trên toàn cầu.

Với đà phát triển lớn mạnh không ngừng cùng những chiến lược cụ thể, iWork Việt Nam chắc chắn trở thành một tập đoàn “Thương hiệu Quốc gia – Vươn tầm thế giới” đem đến hệ sinh thái đáp ứng mọi nhu cầu của con người trong các lĩnh vực từ Đời sống, Giáo dục, Việc làm, Du học – Xuất khẩu lao động, Sức khỏe – Làm đẹp, Nhà ở…trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông minh 4.0 đẳng cấp nhất hiện nay. 

Thông tin xuất khẩu lao động tại iworkxuatkhaulaodong.com , cung cấp cho mọi người đúng địa chỉ uy tín. Tư vấn 24/7 !

Xuất khẩu lao động Mỹ: “cái bẫy”mang tên lương nghìn đô

Xuất khẩu lao động Mỹ” là cụm từ khá nổi trong thời gian dần đây khi mà đây được coi là quốc gia số 1 toàn cầu nơi mà người lao động có thể kiếm trăm triệu một tháng. Tuy nhiên, để đi được XKLĐ Mỹ thì không chỉ người lao động mà doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn

1. Xuất khẩu lao động sang Mỹ thu nhập cao những khó đi

Tuy là một thị trường xuất khẩu lao động với mức lương rất cao nhưng xuất khẩu lao động Mỹ gần như vẫn là thị trường xuất khẩu lao động còn quá xa với đối với người lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động phổ thông.

Để được chấp nhận sang làm việc tại Mỹ không phải là chuyện dễ dàng. Chính phủ Mỹ luôn thận trọng và chỉ tiếp nhận người có năng lực và có khả năng tạo ra lợi ích cho đất nước của họ

Hiện thị trường này đang có nhu cầu tuyển dụng một lượng lớn lao động thuộc các ngành nghề như: tài chính ngân hàng, khách sạn – du lịch, cầu đường, tự động hóa, kế toán…. Theo đó thì lao động ít nhất phải đạt trình độ cao đẳng trở lên, tốt nghiệp các ngành chuyên môn về quản trị, marketing, tài chính, hóa chất… trình độ tiếng Anh tốt, biết vi tính văn phòng..

So với các thị trường lao động truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan thì mức phí đi xuất khẩu lao động tại Mỹ có phần cao hơn hẳn. Thủ tục nhập cảnh vào nước này rất khó khăn, visa gồm nhiều loại giấy tờ khác nhau. Do đó nếu muốn làm việc tại Mỹ thì buộc chúng ta phải xin giấy phép làm việc và visa.

2. Chưa doanh nghiệp nào được cấp phép đưa lao động sang Mỹ làm việc theo con đường chính thức

Mơí đây, Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minhcho biết: hiện chính phủ Mỹ và Việt Nam chưa ký bất kỳ một thoả thuận nào về xuất khẩu lao động. Mỹ cũng không làm việc với tổ chức môi giới nào tại Việt Nam mà sẽ làm việc trực tiếp với từng người, từng hồ sơ.

Do đó, việc người lao động trông ngóng vào các công ty XKLĐ đưa mình sang Mỹ làm việc là điều không thể. Bởi, họ chưa có tư cách pháp nhân để triển khai đưa lao động sang Mỹ làm việc theo con đường chính thống. Một số ít người lao động sang mỹ làm việc được đều phải đi đường vòng thông qua các công ty môi giới Hồng Kông và một số nước khác

Chính vì vậy, hiện các doanh nghiệp và người lao động đang trông chờ vào việc ký kết, thoả thuận hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và Hoa kỳ. Có như vậy các doanh nghiệp mới có được một hành lang hoạt động xúc tiến đưa lao động sang Mỹ làm việc một cách an toàn nhất.

Tuy là một thị trường xuất khẩu lao động với mức lương rất cao nhưng xuất khẩu lao động Mỹ gần như vẫn là thị trường xuất khẩu lao động còn quá xa với đối với người lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động phổ thông.

Lưu ý: Hiện chưa có bất kỳ đơn vị nào được phép tuyển chọn đưa người lao động đi làm việc tại Mỹ. Thông tin đăng tải trên website này với mục đích giúp người lao động tham khảo và tránh bị các đối tượng xấu lừa đảo.

Lựa chọn nào cho các lao động Việt

Hiện nay, Nhật Bản nổi lên như là mộ thi trường tiềm năng cho những người có mong muốn đi nước ngoài làm việc. Với mức thu nhập cao, cá biệt có những đơn hàng có thể lên tới 50 triệu đồng / tháng, môi trường làm việc an toàn cùng cơ hội việc làm mở rộng sau khi về nước.

Gọi 089.6161.886 (24/24) hoặc ĐĂNG KÝ để nhận TƯ VẤN TỪ CHÚNG TÔI

Đăng ký tư vấn